Trang chủ / Dịch Vụ Thi Công / Công Trình Bàn Giao / Đổ Mái Nhà – Toàn Bộ Công Trình Và 3 Lưu Ý Vàng Từ Acohome
Đổ Mái Nhà – Toàn Bộ Công Trình Và 3 Lưu Ý Vàng Từ Acohome






Thông tin công trình:
Thông tin chi tiết
1. Đổ mái nhà là gì? Tại sao lại quan trọng?
Đổ mái nhà bằng cách đổ bê tông lên hệ thống cốp pha và cốt thép đã có sẵn. Nhằm tạo nên một khối mái vững chắc, chịu lực tốt cho toàn bộ công trình. Hãy tưởng tượng, nó giống như chiếc mũ bảo vệ ngôi nhà của bạn. Nó không chỉ che mưa, che nắng mà còn quyết định độ bền và thẩm mỹ cho cả công trình. Nếu làm sai nhà có thể bị nứt, thấm dột, ảnh hưởng đến sự an toàn của cả gia đình.
2. Quy trình cơ bản khi đổ mái nhà
2.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết kế
a) Về cốt thép
Lựa chọn cốt thếp từ những thương hiệu uy tín như (Hòa Phát, Việt Ý…) và có đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng (TCVN). Acohome sẽ kiểm tra ngẫu nhiên các thanh thép, xem ký hiệu chủng loại, đường kính và đảm bảo thép không bị gỉ sét cấu trúc. Nếu gỉ sét vàng óng trên bề mặt có thể chấp nhận được, nhưng gỉ dạng vảy, ăn sâu vào lõi thép thì loại bỏ ngay lập tức. Thép là thành phần quan trọng trong quá trình đổ mái nhà. Sử dụng thép kém chất lượng hoặc không đủ số lượng sẽ khiến mái nhà bị võng, nứt sau một thời gian ngắn sử dụng, cực kỳ nguy hiểm.
b) Về xi măng
Ưu tiên sử dụng các loại xi măng chuyên dụng có mác cao (PCB40). Loại này có cường độ phát triển sớm. Giúp bê tông nhanh chóng đạt được độ cứng, rút ngắn thời gian chờ đợi. Và đảm bảo sự ổn định cho kết cấu toàn bộ công trình trong khi đổ mái nhà.
Tính toán kỹ lưỡng tỷ lệ bê tông, tùy vào thiết kế công trình như nhịp dầm, tải trọng mái sẽ chỉ định mác bê tông phù hợp. Ví dụ mác 250, mẫu bê tông chịu được lực nén 250kg trên mỗi cm² sau 28 ngày dưỡng hộ. Với những mái nhà lớn hoặc cần khả năng chịu lực cao, có thể dùng đến mác 300 hoặc cao hơn.
Trong thời gian đổ mái nhà Acohome luôn khuyến khích gia chủ sử dụng bê tông tươi (bê tông thương phẩm). So với việc trộn tay tại công trình, khó kiểm soát được tỷ lệ vàng giữ xi măng – cát – đá- nước. Với bê tông tươi từ máy giúp đảm bảo độ đồng đều, chất lượng ổn định và tiết kiệm thời gian thi công.
c) Về cốp pha
Các tấm cốp pha phải được lắp ráp khít nhau, không để hở. Nếu bị hở, nước xi măng sẽ rò rỉ ra ngoài. Khiến bê tông mất liên kết, dễ bị rỗ tổ ong, giảm đáng kể cường độ chịu lực sau này. Bề mặt bê tông phải thật phẳng để sau khi tháo dỡ, trần nhà sẽ phẳng đẹp. Dễ thi công hoàn thiện như sơn bả hoặc ốp trần.
Hệ thống cốp pha không chỉ năm bên trên, mà còn có một “bộ khung chống đỡ” gồm cột chống, giàn giáo, xà gồ bên dưới. Cần được tính toán kỹ lưỡng để chịu được tải trọng của bê tông ướt, máy móc.
2.2. Thi công đổ mái nhà
Bê tông được đổ từ vị trí xa nhất rồi lùi dần về phía gần, đổ từ chỗ thấp trước, chỗ cao sau. Và phải đảm bảo được độ dày của lớp bê tông đồng đều trên toàn bộ phần mái.
Sử dụng máy móc hiện đại, thay vì vận chuyển thủ công. Acohome sử dụng máy bơm chuyên dụng để đưa bê tông lên mái một cách nhanh chóng. Giúp hạn chế tối đa mạch ngừng, tránh tình trạng nứt mái sau này. Ngay sau khi bê tông được đổ xuống, đội thợ sẽ dùng máy đầm dùi để dầm kỹ lưỡng. Từ đó, các nguyên liệu đá và cát sẽ liền chặt với nhau hơn, giải phóng bọt khí, làm cho kết cấu bê tông đặc chắc, tránh bị rỗ.
2.3. Đổ dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông là yếu tố quan trọng để đảm bảo độ bền, độ cứng, tránh các vết nứt, rỗ hay thấm nước. Bê tông sau khi đổ mái nhà cần thời gian thủy hóa. Nếu không bảo dưỡng đúng cách, bê tông có thể:
- Nứt: Do mất nước nhanh, bề mặt khô trước khi bên trong cứng.
- Rỗ: Bê tông không đạt được độ chắc chắn, xuất hiện nhiều lỗ tổ ong.
- Giảm độ bền: Mái nhà hoặc công trình dễ bị thấm dột, dễ xuống cấp
Ngay sau khi đổ mái nhà thì bê tông bắt đầu đông kết (thường 3-6 giờ sau khi đổ, còn tùy thuộc vào thời tiết. Cần phun nước nhẹ lên bề mặt bê tông 2-3 lần/ ngày, đảm bảo bề mặt luôn ẩm. Và giữ độ ẩm liên tục trong vòng 7 ngày sau khi đổ mái nhà. Tránh tình trạng tưới quá mạnh làm trôi lớp xi măng. Nên phủ một lớp nilon lên trên bề mặt bê tông để giữ độ ẩm, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng.
Đọc thêm: https://acohome.vn/cong-tac-tuoi-nuoc-bao-duong-be-tong-dung-cach/
3. 3 lưu ý vàng trong trong quá trình đổ mái nhà
3.1. Không đổ mái nhà khi thời tiết xấu
Gặp trường hợp trời mưa lớn khi đang đổ mái nhà, phải ngưng đổ ngay để tránh nước mưa trộn vào bê tông đổ dở. Nhanh chóng che phần cốp pha và bê tông chưa đổ bằng nilon tránh nước mưa chảy trực tiếp vào khối đổ. Với phần mái vừa đổ xong (30-60 phút), nước mưa đọng lại trên bề mặt cần được gạt ra hoặc hút bằng máy. Tuyệt đối không để đọng lâu, tránh gây rỗ hoặc tách nước cuốn trôi xi măng.
Nếu mạch đổ bị gián đoạn bởi cơn mưa quá lâu (hơn 1–2 tiếng). Cần xử lý mạch ngừng lạnh bằng cách làm sạch, tạo nhám và tưới hồ dầu trước khi đổ nối tiếp. Mục đích là để lớp bê tông mới bám chắc vào lớp cũ, tránh bong tróc, nứt gãy sau này. Nhiều tai nạn sập cốp pha xảy ra do tiếp tục đổ mái khi giàn giáo đã bị thấm nước, yếu hoặc trơn trượt sau mưa. Phải kiểm tra toàn bộ hệ cốp pha và chỉ thi công trở lại khi chắc chắn hệ đỡ an toàn.
3.2. Chống thấm mái nhà
Sau khi đổ mái nhà xong, nhiều người thường nghĩ rằng phần việc đã xong. Nếu không chống thấm đúng kỹ thuật, thì dù có mái nhà có dày, bê tông có chắc đến đâu. Thì nước mưa vẫn len lỏi qua từng khe nứt nhỏ, từng mạch ngừng thi công. Ngay sau khi mái bê tông đã đủ thời gian đông cứng (tối thiểu 21–28 ngày). Và kiểm tra kỹ các vết nứt chân chim xử lý trước khi thi công lớp chống thấm.
Có thể là sơn chống thấm gốc xi măng-polymer (như Kova CT-11A, Sika Topseal). Hoặc màng khò nóng Bitum cho các mái bằng, sân thượng chịu nước lâu ngày. Toàn bộ bề mặt sẽ được thi công 2–3 lớp chống thấm liên tiếp. Để đảm bảo không có bất kỳ kẽ hở nào cho nước thấm qua.
3.3. Chọn đúng đơn vị thi công đổ mái nhà
Không phải đơn vị nào cũng có bộ phận kỹ sư chuyên thiết kế và giám sát kết cấu. Đừng chọn nhà thầu làm theo kinh nghiệm mà không có hồ sơ thiết kế. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc lắp đặt cốp pha, tính toán thép hay trộn bê tông. Đều có thể khiến đổ mái nhà dễ gặp tình trạng nứt, mất an toàn.
Đối với Acohome, không chỉ sở hữu dày dặn kinh nghiệm, thợ tay nghề cao. Mà còn có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt ở từng công đoạn. Từ khảo sát thực tế, thống nhất thiết kế kết cấu, lựa chọn vật liệu chuẩn (xi măng mác cao, thép đạt TCVN…) cho đến giám sát đổ mái thực tế, bảo dưỡng bê tông và thi công chống thấm hoàn chỉnh. Acohome luôn chú trọng vào từng chi tiết nhỏ, bởi chúng tôi hiểu rằng mái nhà là nơi che chở. Là nền móng vững chắc cho cuộc sống lâu dài của gia đình.
Tổng kết:
Qua bài viết trên, Acohome đã đưa đến cho khách hàng một cái nhìn tổng quan toàn diện về quy trình và một số lưu ý trong quá trình đổ mái nhà. Dù bạn là người mới bước vào ngành hay đang tìm kiếm đơn vị thi công uy tín, hãy nhớ rằng: một mái nhà được thi công đúng cách không chỉ mang giá trị kỹ thuật, mà còn là nền tảng cho một cuộc sống an toàn, bền vững và trọn vẹn hơn mỗi ngày.