Trang chủ / Dịch Vụ Thi Công / Đổ Móng Nhà – Quy Trình, Chi Phí Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Đổ Móng Nhà – Quy Trình, Chi Phí Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Do Mong Nha (1)
Do Mong Nha (2)
Do Mong Nha (3)
Do Mong Nha (4)
Do Mong Nha (5)
Do Mong Nha (6)
Do Mong Nha (7)
Do Mong Nha (8)
Do Mong Nha (9)

Thông tin công trình:

Chủ đầu tư
Anh Tá
Địa chỉ
Thanh Hóa
Số tầng
2
Diện tích
220m2

Thông tin chi tiết

Đổ móng nhà chuẩn kỹ thuật cho người mới bắt đầu

Trong xây nhà, móng là phần không thấy nhưng lại quan trọng nhất. Mà đổ móng nhà thì đâu phải cứ xúc đất là xong. Giống như muốn trồng được cái cây to, rễ phải bám chắc đất. Xây nhà cũng vậy nếu móng không chắc, thì nhà có đẹp cỡ nào cũng dễ lún, nứt, xuống cấp theo thời gian.

1. Đổ móng nhà là gì?

Đổ móng nhà là công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng. Nó giống như việc xây nền tảng vững chắc cho ngôi nhà của bạn. Là quá trình đổ bê tông hoặc vật liệu xây dựng khác vào hố móng đã được đào sẵn để tạo ra phần móng cho công trình. Móng nhà cũng chính là phần kết cấu nằm dưới cung của công trình. Có khả năng chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà và chuyển lực xuống dưới nền đất bên dưới.

Đọc thêm: https://acohome.vn/nen-mong-ben-vung-bat-dau-tu-dam-mong/

Do Mong Nha (9)

2. Vai trò của móng nhà trong thi công 

2.1. Chịu và phân bổ tải trọng

Toàn bộ tải trọng của công trình gồm trọng lượng của các bức tường, cột, mái, sàn, sẽ được truyền xuống móng. Móng có nhiệm vụ tiếp nhận tổng tải trọng này để phân bố đều lên nền đất bên dưới. Điều này giúp giảm áp lực lên một điểm cụ thể của nền đất, tránh hiện tượng sụt lún đất cục bộ.

Do Mong Nha (8)

2.2. Ngăn chặn hiện tượng lún và biến dạng trong quá trình đổ móng nhà

Móng sẽ truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống các lớp đất bên dưới. Những lớp đất đủ cứng, đủ chắc chắn  để gánh toàn bộ sức nặng.

Điều này cực kỳ quan trọng, bởi nếu nền đất yếu hoặc không đồng đều, rất dễ xảy ra lún không đều tức là chỗ lún nhiều, chỗ lún ít. Khi đó, bạn có thể gặp các vấn đề như:

  • Tường bị nứt
  • Sàn nhà bị nghiêng
  • Kết cấu nhà nhanh xuống cấp

Do Mong Nha (7)

2.3. Bảo vệ công trình khỏi các yếu tố bất lợi từ nền đất

Nước ngầm

Không ai muốn sống trong một ngôi nhà ẩm thấp, tường loang lổ hay sàn nhà nứt vì thấm nước. Móng nhà sẽ giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự xâm nhập của nước ngầm vào trong công trình. Tránh gặp tình trạng ẩm mốc, hay hư hỏng các vật liệu công trình.

Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của đất

Đất không phải lúc nào cũng hiền hòa, không có sự thay đổi. Khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi trong mùa mưa, nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự co ngót hoặc trương nở của đất do thay đổi nhiệt độ và độ ẩm có thể tác động xấu đến công trình.

Do Mong Nha (6)

3. Các bước quy trình đổ móng nhà cơ bản

3.1. Khảo sát địa chất khu vực

Các KTS của Acohome sẽ trực tiếp đến khu đất của gia chủ để khảo sát. Đánh giá tình hình và phân tích các đặc điểm của nển đất và các tầng địa chất tại khu vực dự kiến xây dựng công trình. Hiểu được về cấu trúc, tính chất của đất đá đất cứng hay đất yếu, có nước ngầm không. Nếu bỏ qua bước này hoặc làm qua loa, rất dễ xảy ra những sự cố nghiêm trọng như lún móng, nứt tường.

Do Mong Nha (4)

3.2. Đào móng

Sau khi khảo sát địa chất xong và đã có bản thiết kế móng phù hợp. Bước tiếp theo chính là đào móng. Cần phải đào đúng độ sâu và kích thước theo bản vẽ, không được sâu hơn hay cạn hơn. Đảm bảo nền đất sau khi đào xong không bị sạt lở, thấm nước hay sụt lún. Đặc biệt trong mùa mưa hoặc những nơi có vùng đất yếu,

Qúa trình đào móng của đổ móng nhà cần phải có giám sát kỹ thuật đi kèm, kiểm tra chất lượng đất thực tế.

Do Mong Nha (1)

3.3. Đổ bê tông lót

Lớp bê tông lót tạo ra một bề mặt phẳng, sạch sẽ và ổn định hơn so với nền đất tự nhiên. Lớp bê tông lót chỉ dày khoảng 8 đến 10 phân, tạo ra một bề mặt phẳng, cứng cáp. Thép không bị chôn vùi xuống đất hay lệch khỏi vị trí thiết kế. Cốp pha phải bám chắc, không bị nghiêng trong lúc đổ móng nhà. Bề mặt bê tông lót còn giúp ngăn đất hút nước từ bê tông móng chính

Do Mong Nha (5)

4. Chi phí, thời gian đổ móng nhà hết bao nhiêu?

Khi bắt đầu xây nhà, nhiều người thường băn khoăn: đổ móng nhà hết bao nhiêu? mất bao lâu. Chi phí và thời gian cho hạng mục này không có con số cố định, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

4.1. Chi phí đào móng (tham khảo mới nhất năm 2025):

  • Đối với móng nông (móng đơn, móng băng): chi phí dao động từ 300.000 – 500.000 VNĐ/m³ đất đào.

  • Với móng sâu hoặc có gia cố thêm (móng cọc, móng bè…): chi phí có thể cao hơn: 600.000 – 1.200.000 VNĐ/m³.

  • Một số đơn vị cũng tính theo m² sàn xây dựng, trung bình từ: 150.000 – 300.000 VNĐ/m² đối với nhà ở dân dụng.

Đây là mức giá tham khảo, chi phí thực tế có thể thay đổi tùy theo từng khu vực của gia chủ và đơn vị thi công.

Do Mong Nha (2)

4.2. Thời gian thi công đổ móng nhà

  • Với nhà 1 trệt, móng đơn/băng thông thường, thời gian đổ móng nhà chỉ mất khoảng 3 – 5 ngày.

  • Với công trình lớn hơn, hoặc cần đóng cọc, xử lý nền yếu. Thời gian có thể kéo dài 1 – 2 tuần, thậm chí lâu hơn nếu gặp thời tiết xấu.

Thiet Ke Nha Dep (3)

5. Những lưu ý khi thi công đổ móng nhà

5.1. Đảm bảo an toàn lao động

An toàn lao động là ưu tiên số một hàng đầu, đặc biệt là công trình nằm gần khu vực dân cư đông đúc. Việc đào sâu trong phạm vi hẹp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, từ sạt lở đất cho đến tai nạn lao động nghiêm trọng. Công nhân làm việc tại công trình phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như mũ, gang tay, giày, áo phản quang. Đặc biệt, với những móng sâu hoặc nền đất yếu, cần thực hiện biện pháp chống sạt hiệu quả như đóng cừ tràm, gia cố bằng ván gỗ hoặc sử dụng vách chắn thép để giữ thành hố ổn định.

Thiet Ke Nha Dep (2)

5.2. Xử lý nền đất yếu trước khi thi công

Tại nhiều khu vực, nền đất thường là đất bùn, đất thịt mềm hoặc chứa nước ngầm – những loại đất này có khả năng chịu lực kém và rất dễ gây ra tình trạng lún nền, nứt tường hay nghiêng sàn nếu không được xử lý đúng cách. Trong trường hợp nền đất yếu, có thể áp dụng các biện pháp gia cố như đầm chặt nền. Để tăng độ chặt của đất, thay lớp đất yếu bằng đất tốt hơn, đóng cọc tre hoặc cọc bê tông để truyền tải trọng xuống lớp đất cứng sâu hơn, hoặc sử dụng vải địa kỹ thuật để tăng cường ổn định nền móng.

Thiet Ke Nha Dep (5)

5.3. Bảo dưỡng và nghiệm thu đổ móng nhà

Ngay sau khi đổ móng nhà xong thì bề mặt bê tông bắt đầu se lại (thường khoảng 4–5 giờ sau khi đổ), cần tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay. Việc này giúp giữ độ ẩm cần thiết để bê tông phát triển cường độ đúng như thiết kế. Có hai cách bảo dưỡng phổ biến là che phủ và tưới nước. Có thể dùng bạt, nilon hoặc bao tải ẩm phủ lên bề mặt để giữ nước, đồng thời phải tưới nước thường xuyên, đặc biệt trong những ngày nắng nóng  ít nhất trong 7 ngày đầu tiên. Một lưu ý quan trọng: trong 3 ngày đầu sau khi đổ bê tông, tuyệt đối không đi lại hay đặt bất kỳ vật nặng nào lên móng để tránh gây nứt hoặc lún móng.

Tổng kết

Đào móng nhà tưởng là chuyện “xúc đất, đổ bê tông”. Đó là bước đặt nền cho cả giấc mơ an cư. Móng tốt không chỉ giúp ngôi nhà bền vững theo năm tháng, mà còn mang lại sự an tâm cho cả gia đình trong từng khoảnh khắc sống.

Với Acohome, chúng tôi không chỉ thiết kế hay thi công nhà, mà còn cùng bạn xây dựng một nền móng vững chắc từ kỹ thuật đến niềm tin. Hành trình xây nhà là hành trình dài, hãy để Acohome đồng hành cùng bạn  từ những điều nhỏ nhất như đổ móng nhà.

Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B3ng_(c%C3%B4ng_tr%C3%ACnh_x%C3%A2y_d%E1%BB%B1ng)

Bài viết cùng chủ đề

Mái Nhật Cấp 4 Với Thiết Kế Độc Lạ Khác Biệt Và Rất Phá Cách

Mái Nhật Cấp 4 Với Thiết Kế Độc Lạ Khác Biệt...

Giám Sát Tiến Độ Đổ Bê Tông Mái

Giám Sát Tiến Độ Đổ Bê Tông Mái

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Hoàn Thiện Mặt Ngoài Công Trình

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Hoàn Thiện Mặt Ngoài Công...

Thi Công Hoàn Thiện Các Hạng Mục Phụ Trợ Trên Mái

Thi Công Hoàn Thiện Các Hạng Mục Phụ Trợ Trên Mái

Công Tác Tưới Nước Bảo Dưỡng Bê Tông Đúng Cách

Công Tác Tưới Nước Bảo Dưỡng Bê Tông Đúng Cách

Kiểm Tra Rút Sụt Trước Khi Đổ Bê Tông

Kiểm Tra Rút Sụt Trước Khi Đổ Bê Tông

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Xây Tường Bao Nhà Chú Tiễu Tại Thái Bình

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Xây Tường Bao Nhà Chú...

Giám Sát Tiến Độ Thi Công Lắp Dựng Cốp Pha Sàn Mái Cuối

Giám Sát Tiến Độ Thi Công Lắp Dựng Cốp Pha Sàn...

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Lắp Dựng Mái Nhật

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Lắp Dựng Mái Nhật

Giám Sát Công Trình Ép Cọc Và Đổ Bê Tông Tại Ninh Bình

Giám Sát Công Trình Ép Cọc Và Đổ Bê Tông Tại...

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Tầng 1 Tại Thái Bình

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Tầng 1 Tại Thái Bình

Kiểm Tra Công Tác Lắp Dựng Thi Công Thép Mái Cuối

Kiểm Tra Công Tác Lắp Dựng Thi Công Thép Mái Cuối

Giám Sát Công Trình Đổ Bê Tông Mái 2 Biệt Thự Tân Cổ Điển

Giám Sát Công Trình Đổ Bê Tông Mái 2 Biệt Thự...

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Xây Tường Tầng 2

Cập Nhật Tiến Độ Thi Công Xây Tường Tầng 2

Mẫu Nhà Tinh Hoa Kiến Trúc Tân Cổ Điển 2 Tầng Không Gian Hoàn Hảo

Mẫu Nhà Tinh Hoa Kiến Trúc Tân Cổ Điển 2 Tầng...

Cập nhật tiến độ hoàn thiện công trình nhà anh Cường tại Hà Nội

Cập nhật tiến độ hoàn thiện công trình nhà anh Cường...

Công trình mới

    Gửi yêu cầu tư vấn

    Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của quý khách, AcoHome sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn cho quý vị